fbpx

Chuẩn bị tâm thế đón nhận thất bại từ đầu.

Chuẩn bị tâm thế để đón nhận thất bại từ đầu.

Chuẩn bị tâm thế để đón nhận thất bại từ đầu.
Một tiêu đề “giật tít” lạ đời phải không. Người ta thường tìm cách dạy nhau làm giàu nhanh hay giàu chậm gì đó. Ai lại đi chỉ cái tâm thế chờ … thất bại bao giờ!
Thực tế bài viết này không hề giật tít nhé. Đó là những gì đã được thực nghiệm bản thân một cách nhuần nhuyễn sau gần 20 năm của tui. Tính từ lúc bắt đầu dự án khởi nghiệp ở quy mô đáng làm tim rộn ràng trong lồng ngực. Dù khi đó tui còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên bài viết này sẽ không kể về vô số lần trải nghiệm đó, mà là sự đúc kết sau mỗi vấp ngã mà tui học được. Tức là tâm thế đón nhận sự thất bại để thành công.
sơ đồ website 2

TÂM THẾ ĐÓN NHẬN NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN

Dù ta muốn hay không, đều luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố từ bên trong, lẫn bên ngoài tác động vào kế hoạch kinh doanh. Có những thứ ta làm chủ được, có một số thì không. Ví dụ như thiên tai trăm năm hiếm gặp bất ngờ ập tới thì thật khó dự báo. Nó không đến sớm đến muộn lại chọn ngay vào lúc kế hoạch của ta đang trong giai đoạn đi trên băng thì sao?
Kết quả sẽ là gì? Lẽ dĩ nhiên đó sẽ là một thất bại thảm hại! Sau đó chúng ta hoàn toàn có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. Hoặc sẽ có nhiều người động viên ta vượt qua vì thứ không lường nổi đó đến quá bất ngờ. Đó cũng là sự thật chứ ta chẳng cần ngụy biện bản thân, hay huyễn hoặc thêm về thiên tai. Ta chỉ nằm trong số đông nạn nhân, thậm chí ta còn may mắn hơn hầu hết là còn có được cơ hội để ngồi “review” lại.
Nhưng kết quả rõ ràng là ta đã thất bại đúng không? Vậy tâm thế lúc đó của ta là đổ lỗi hay tự trách bản thân mình không lường nổi được …thiên tai?
Tui thấy cả hai lựa chọn đều không ổn. Hiểu về bản thân còn chưa xong, nữa là đòi hiểu được hết rủi ro tiềm ẩn của …thiên thời. Việc đó thật là bất khả thi!
Thứ duy nhất mình có thể kiểm soát được đó là … tâm thế đón nhận rủi ro của mình. Đó là thứ vận mệnh mình có thể nắm chắc được trong lòng bàn tay.
Minh họa đơn giản nhất như kì thi đại học đầu đời, bạn không lường nổi tỷ lệ chọi với các bộ não xuất sắc khác – trong một cuộc đua vào trường top. Bởi vậy bạn chỉ biết cố gắng hết mình, và nếu chẳng may “rụng” thì cũng không quá buồn. Không quá buồn chứ buồn …1 chút sẽ là lẽ thường. Cũng sẽ chẳng đổ tại năm nay anh tài nhiều quá, hay chẳng đổ tại bản thân mình kém cỏi. Đơn giản là mình đã luôn cố gắng hết mình, thì nếu không rụng, mình cũng không quá vui. Vì mình hiểu được giá trị cố gắng của mình, nhưng cũng hiểu được là mình chưa gặp yếu tố rủi ro bất ngờ thôi.
Đó là thứ tâm thế mà tui đang nói tới. Và nó lại rất quan trọng, cần chuẩn bị ngay từ đầu.
Vì sao ư?
Bởi một khi bạn bước trên con đường kinh doanh, thì rủi ro thất bại là luôn luôn tiềm ẩn. Kể cả bạn có phát triển tới một quy mô lớn và an toàn nào đi chăng nữa. Sự thật này không cần phân tích dài dòng. Hàng ngàn tấm gương lớn trên trường đua cả quốc tế lẫn nội địa đã minh chứng rất rõ ràng rồi. Như Yahoo, Blackberry hay Deawoo, Lifan. Đều là những sự ra đi …không kèn không trống.
Ở đây tui không bàn tới quy mô lớn thế. Vì hầu hết khi chúng ta theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, thì cũng chỉ vận hành tới mức quy mô SME vào chạy ổn định được, là đã …mừng lắm rồi. Để hệ thống vài chục, vài trăm nhân sự được nhận lương đều mỗi tháng, tăng trưởng đều hàng năm đã là một công cuộc bạc cả tóc của biết bao người. Nói gì tới quy mô doanh nghiệp hàng chục ngàn nhân sự trở lên. Tui chỉ minh họa ra để ta hiểu là ở quy mô nào cũng đều tiềm ẩn điều đó.
Và tâm thế thất bại đó nếu được chuẩn bị từ đầu đúng cách, nó không những giúp ta không mất tự tin, mà ngược lại. Tâm thế đó giúp ta có thêm tầm nhìn phòng chống rủi ro tiềm ẩn. Ta sẽ cẩn trọng hơn trong từng bước đi. Ta sẽ quyết định những chiến lược bớt phiêu lưu, để đảm bảo nằm trong sức chống chọi.
Tui chia sẻ quy mô nhỏ lại, như bài học làm chủ các công cụ thiết kế website, và triển khai vào hệ thống bán hàng tối giản mà tui đang đào tạo. Bạn hãy giả sử vào một ngày bạn thất bại… À thôi khỏi giả sử, để tui kể chuyện tui cho nó thực tiễn. Đó là khi đang vận hành cả doanh nghiệp ngon lành, rồi bị …quật vèo một cái
…sập chỏng chơ. Khi đó là lúc khó khăn chồng chất bạn ạ. Nhân sự sẽ rời bỏ bạn vì phải tự lo cho họ chứ, người thân cũng ái ngại nhìn bạn vì… đã cảnh báo trước rồi mà! Mà đa số ai làm kinh doanh trong một gia đình không có nhiều doanh nhân thế hệ trước thì áp lực đó lớn lắm. Bởi tâm thế người làm công ăn lương khác hẳn tâm thế người khởi nghiệp. Vòng tròn an toàn của 2 tâm thế đó khác hẳn nhau, sự lựa chọn khi ra quyết định cũng rất khác nhau! Một bên phải cân bằng một tá lợi ích, và một bên là chỉ cân bằng vòng tròn đời sống cá nhân.
Vì thế thà bạn chưa làm thì sẽ có nhiều người muốn giúp đỡ. Còn bạn đã làm và ngay cái lúc mà bạn đang trên đà sắp rớt xuống, hầu hết những người xung quanh sẽ tìm cách …tránh bạn. Kể cả những người thân của bạn cũng sẽ không muốn …đưa thêm củi cho bạn để quẳng vào lò trong tình trạng đó. Một số người bạn ít va vấp trong đời của bạn, thậm chí còn … xát thêm muốn vào bạn. Để họ ngụy biện cho cái sự bất lực của họ khi phải từ chối lời nhờ vả từ bạn.
Điều đó rất đúng vì đâu ai biết bạn có năng lực kiểm soát tâm lý ra sao. Lỡ tâm lý bạn như một con b.ạ.c đang cơn khát nước, chỉ tìm cách gỡ thì không giúp là cách tốt nhất cho bạn và người thân của bạn. Tầm nhìn của bạn là thứ chỉ bạn có, mà cũng là thứ không chắc chắn nhất. Đó là điều tui đã trải qua,nên tui hiểu và cũng không hề trách ai. Đừng trách bạn ạ! Nếu không chuẩn bị tâm thế trước thì bạn sẽ sai lầm ở bước này và chuỗi hành động sau đó. Còn tui chẳng trách ai, cũng không tự trách mình. Mà luôn rút kinh nghiệm để không lặp lại. Nên dần dà tui hiểu được giá trị của sự tự chủ về kỹ năng và công nghệ, kể cả thô sơ nhất. Những thứ đó đã giúp tui … tự vực lại rất nhanh sau đó.
Nhưng quay lại vấn đề, là trong lúc đau yếu và cần thiết nhất, thì bạn phải …lặng lẽ một mình xử lý hết tất cả. Chẳng lẽ chờ gặp thất bại lớn xong mới học được? Áp lực đó khủng khiếp lắm , nếu chưa được tôi luyện nhiều thì khả năng suy sụp là rất cao. Tui đã phải nằm v.i.ệ.n vài ngày một lần từ nhiều năm trước vì lý do trên. Còn sau này tui cũng gặp lại tình huống tương tự không ít, tuy nhiên mỗi lần sau là một lần tui mạnh hơn. Và lần gần nhất thì tui … tỉnh queo như không có gì xảy ra. Người thân cận còn tưởng tui …diễn. Nhưng đó là năng lực kiểm soát và đối mặt áp lực đã được tôi luyện qua lửa đỏ. Áp lực chính không hề đến từ độ khó của vấn đề. Mà lại thường đến từ …sự cô đơn lạc lõng! Và khi kiểm soát tốt được điều đó thì … bạn hoàn toàn có thể tự tin mà không ảo tưởng bản thân thái quá.
Hãy tưởng tượng như cả một đội đang cùng chèo trên một chiếc thuyền. Và con thuyền đang sắp phải lao qua một con dốc gập ghềnh. Vì các đồng đội sợ va vào đá nguy hiểm nên … nhảy dần ra khỏi thuyền. Hiệu ứng tâm lý đó kéo tất cả cùng …nhảy, làm cho con thuyền thêm chòng chành và khó kiểm soát hơn. Lúc đó thuyền trưởng cần một tâm thế đã chuẩn bị trước thì …mới không buông chèo. Vì đã hiểu rằng nếu buông thì không chỉ là thuyền đâm vào đá nát luôn mà mình cũng …n.á.t trong biển nước.
Và tin tui dám khẳng định một điều, tâm thế đó sẽ giúp con thuyền được ổn định trở lại, vượt qua hết gập ghềnh. Thời đại của chúng ta làm gì đã có cơn bão nào quần liên tiếp cả 365 ngày đâu bạn. Nếu có thì chắc là ở một kỷ nguyên nào đó xa xưa rồi. Và sau cơn bão thì trời lại vẫn sẽ nắng thôi. Nắng lên rồi các thủy thủ lại bơi từ dưới nước về lại thuyền, sửa chữa h.ư h.ỏ.n.g , chuẩn bị tinh thần và vật tư để đi tiếp chặng sau. Xong rồi lại sẽ có lúc gặp những gập gềnh khác, nhưng dàn thủy thủ ban đầu này thay vì tự nhảy trước thì sẽ … nhìn vào biểu cảm trên mặt thuyền trưởng. Nếu đó là một gương mặt …vô cảm thì họ sẽ yên tâm để không nhảy, dù kể cả trong thâm tâm họ đang rất lo. Niềm tin đó là thứ cần được gây dựng bền bỉ và dựa trên sự quan sát, đánh giá thực tiễn về người “cầm cờ”.
Và nét mặt vô cảm đó là được rèn luyện bạn ạ. Nó không phải là thứ có thể giả tạo. Bởi nó biểu hiện cho sự tự tin có nền tảng logic khoa học roc ràng. Một thuyền trưởng tự tin là khi đã làm chủ tất cả kỹ năng, công cụ cần thiết trong tay, tự tin có thể tự chèo lái một mình vào lúc cam go nhất, có thể ngồi tại bất kì vị trí nào để thay thế thuyền viên đã nhảy ra. Đó cũng là sự tự tin vào năng lực bản thân của một người từng trải, đã vượt qua hết bao nhiêu cơn bão tố.
Và cơ mặt của con người có lẽ là thứ … khó diễn nhất!
 
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *