fbpx

Phong cách mũ trắng và mũ đen trong Marketing – Kì 2

Phong cách mũ trắng hay mũ đen trong Marketing

Xưa nay tui thuộc tuyp làm Marketing thiên theo phong cách “mũ trắng”. Vắn tắt là “làm thật” mọi thứ, từ content, quảng cáo hay SEO… Nhiều lúc tui cũng khá tự hào về điều này, nhưng đó thuần túy chỉ là sự tự hào nghề nghiệp theo sở thích cá nhân. Cũng nhiều lúc tui thấy khá “dị ứng” với cách làm của team “mũ đen”, chắc do cái nết kị nhau.

Tuy nhiên, chưa bao giờ tui dám đánh giá thấp tầm quan trọng của team “mũ đen” trong Marketing. Bạn bè theo phong cách mũ đen của tui cũng không ít. Và tụi tui vẫn nói chuyện “hợp rơ” với nhau bình thường. Thỉnh thoảng tui vẫn phải nhờ vả họ “cứu” tui. Đối với cá nhân tui, team mũ đen giống như vị trí thủ môn trong một đội bóng. Nếu có cuộc hẹn hay sự nhờ vả gì từ họ thì tui sẽ luôn xếp vào hàng ưu tiên. Thực tế thì họ cũng hiếm khi cần gì ở năng lực của tui. Cá tính của họ đặc biệt cao, đó là thứ giúp chúng tôi kết nối được với nhau, có lẽ cũng là thứ duy nhất họ cần ở tui – một tình bạn chân thành.

 
sứ mệnh của một doanh nhân

Kế hoạch kinh doanh tối giản là gì?

Một bản kế hoạch kinh doanh tối giản dùng để phác họa lên lộ trình tinh gọn hướng tới một mục tiêu đã định trước. Trong bản kế hoạch này cần đảm bảo có đủ ba yếu tố quan trọng: tính khả thi, tính dự báo, và sự tối giảnbằng việc tinh gọn lại kế hoạch. Đây là một nội dung cho khóa học mà tôi đang biên soạn giáo trình. Khóa học này là để đáp ứng mục tiêu trang bị sự chủ động về công nghệ một cách tối giản cho các nhà khởi nghiệp, Freelancer, MMO, kinh doanh trực tuyến.
 
Có 2 loại kế hoạch tối giản mà tôi thường dùng:

Kế hoạch loại số một là kế hoạch phác thảo được lập ra ngay sau khi hình thành ý tưởng. Khi lập kế hoạch phác thảo này, sẽ có rất nhiều ý tưởng lướt qua cần được ghi chép lại. Sau đó sẽ được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Đó có thể là các ý tưởng về nhu cầu khách hàng, sản phẩm, chiến lược quảng bá, tuyển dụng nhân sự hay kế hoạch tài chính v.v… Tất cả kết quả tự việc phân tích đó là tiền đề quan trọng cho kế hoạch chính thức. Trong giai đoạn triển khai ý tưởng này sẽ có khối lượng dữ liệu rất lớn. Do đó, tới khi định hình xong ý tưởng thì phải tinh gọn lại toàn bộ kế hoạch, nếu không nhà kinh doanh sẽ … dễ bị lạc đường khi triển khai.  

 
góc khuất trong truyền thông

Tiếp kì 1 – Bản chất vấn đề là điểm mù

 
Vậy tại sao bạn lại bị một cơn bão khủng khiếp tấn công, chỉ vì một việc bình thường như thế? Hay có đối thủ nào cố tình tranh thủ cơ hội chơi xấu bạn.
 
Có rất nhiều tình huống có thể là nguyên nhân tác động vào. Nhưng lúc này bạn càng cố đoán thì càng sai lệch nhiều. Chẳng ai là biết chắc được điều đó. Việc bạn nên làm là phân tích vấn đề. Tuy nhiên mấy ai ở vào tính thế đó đủ bình tĩnh để ngồi phân tích kế hoạch hành động?
 
Nếu bạn đủ bình tĩnh, bạn sẽ phân tích được từ bản chất vấn đề từ trong tâm bão
 
Hóa ra là bạn đã phát ngôn ra một hành động gây hiểu lầm. Khán giả đã phê bình việc đó rồi KOL mà bạn đã thuê lại có một phát ngôn gây hiểu lầm tiếp. Rồi bạn cũng đối đáp gây hiểu lầm tiếp…
Nếu việc chỉ có như vậy thì đâu có gì nghiêm trọng? Đâu tới mức bạn bị đưa lên tâm điểm của một cơn bão chỉ trích lớn?
 
Nếu bạn nghĩ vậy, có thể sẽ làm gia tăng hành động đẩy sự leo thang lên cao trào hơn.
Bởi bản chất vấn đề nằm ở điểm mù mà bạn – người trong cuộc khó thấy được.

Bản chất nằm ở tâm sóng

Bản chất là một sự kiện rất nhỏ từ tâm sóng và được lan tỏa ra do một sự tác động dây chuyền hỗn hợp. Để dễ hình dung bạn có thể tưởng tượng về phản ứng phân hạch hạt nhân từ đầu chu kỳ. Chỉ cần bắn một hạt neutron “vô tri” không mang điện vào một hạt nhân đủ “nóng” thì ngay lập tức sẽ là một quá trình tự động diễn ra.
 
Hạt nhân “nóng” đó là bạn và KOL/ KOC đang ở trên “sóng” online. Việc này chẳng khác nào đang ở trên truyền hình phát trực tiếp. Mọi hành động của các bạn dù chỉ rất nhỏ như là uống một ngụm nước hơi vụng thì cũng đều nằm trong tầm nhìn của ngàn vạn con mắt.
 
Nếu là với nhà đài, các biên tập viên hay MC đủ tiêu chuẩn để được lên sóng, chắc chắn họ đã được đào tạo rất kĩ về tác phong, lời ăn tiếng nói. Thậm chí có lẽ họ được chuyên gia rèn luyện cho cả hàng loạt sự cố và áp lực tâm lý có thể xảy ra. Nên dù lỡ có lỗi vấp thì họ vẫn nhanh chóng lấy lại được tác phong chuyên nghiệp.
 
Còn bạn (và cả tui) thì sao? Ta là những người nghiệp dư chưa được huấn luyện. Có thể đó là lần đầu bạn lên sóng trước “công chúng”. Đôi khi ngay cả KOL/ KOC đang hợp tác cũng vậy. Có thể tất cả chỉ là những người không chuyên, được viral nhanh chóng nhờ một yếu tố nào đó. Và chúng ta đang muốn cùng nhau “tranh thủ” kiếm tiền bằng sự nổi tiếng đó. Nhưng nếu bạn quên cái gì cũng có … giá của nó, thì giá của việc “quên” sẽ rất đắt. “Quên” chính là cái hat nơrông “vô tri” trong ví dụ minh họa. Nó không hề mang điện, cũng như bạn không hề mang ác ý trong lời nói hay hành động.
 
Tuy nhiên trong hạt nhân đang “nóng” thì khác. Nó đã mang sẵn trong mình một nguồn năng lượng lớn chờ bùng phát. Đặc biệt khi livetream qua điện thoại còn dễ bị mắc “bẫy” tâm lý chủ quan. Bạn tự tạo cho mình một môi trường dễ nhầm lẫn. Đó là đang lên hình trước những cái điện thoại – thứ mà ngày nào cũng dùng tám gẫu với người thân bạn bè vô tư. Đó cũng có thể là thứ bạn đã live hàng ngày. Nó sẽ cho bạn cảm giác quen thuộc …như ở nhà. Mặc dù bạn vẫn luôn biết là đang live trực tiếp, nhưng tâm lý trong hoàn cảnh đó khác hẳn với môi trường ghi hình chuyên nghiệp. Hay đơn giản như có một cái máy quay luôn dí thẳng vào mặt bạn mọi lúc mọi nơi.
 
Và sự “vô tri” đó có giá rất đắt. Một phiên live hàng giờ liền sẽ khiến bạn dễ mệt mỏi. Bạn …dễ hớ hênh và “vạ miệng” trước … hàng triệu người xem cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Một bộ phân công chúng trong đó có tình yêu đặc biệt với KOL – chứ không phải bạn. Nên chỉ một câu đùa thiếu tế nhị thì bạn có thể sẽ mích lòng tối thiểu 1% lượng khán giả trung thành của KOL. Đây là sự vô tình vi phạm qua ranh giới của bạn.
 
 
 
giông bão trong truyền thông

Mở rộng vấn đề

 
Mở rộng bản chất sâu xa hơn thì là một quy tắc rất quan trọng trong cuộc sống. Giống như việc bạn cần tôn trọng tôn giáo và đức tin của người khác, dù bạn có tin hay không. Trong Marketing, đó là vòng bảo vệ thương hiệu của một cá nhân hay nhãn hàng. Vòng bảo vệ này tự động được kích hoạt bởi cộng đồng khách hàng trung thành của thương hiệu. Ngay cả chính thương hiệu đó cũng khó can thiệp được trực tiếp vào “vòng bảo vệ” này.
 
Một yếu tố khác là bản chất của mô hình trực tuyến mạng “xã hội”. 1% khán giả của mạng xã hội khác hẳn với 1% khán giả xem truyền hình. Khác cả quy mô lẫn bản chất!
Truyền hình là phát sóng gián tiếp 1 chiều. Còn mạng xã hội là sự tương tác 2 chiều. Các khán giả online của bạn có công cụ để phản hồi ngay lập tức! Và nhân tố nóng nhất là họ hay tui hay bạn có lẽ đều có một thói quen đã vô tình được “rèn luyện” trong hơn 10 năm qua nữa. Đó là bình luận – là “bình” và “luận” dễ dàng. Nếu gặp trực tiếp có thể tui hay bạn là người rụt rè nhút nhát, nhưng trên không gian mạng thì hoàn toàn ngược lại. Với những người chưa đủ lắng đọng, ở đời thực thiếu gì thì phần dư đôi khi sẽ nằm ở trong bình luận. Nếu tui thiếu sự tự tin thì trên bình luận tui sẽ rất … mạnh mẽ. Nếu tui thiếu tình cảm thì trên đó tui sẽ … thể hiện bất cần. Đây cũng là một tâm lý mà tui đã trải qua.
Hay như hiện tại khi tui viết nhiều, chính là ở đời thực tui thiếu người phù hợp để chia sẻ ý tưởng. Một quy luật rất dễ hiểu trong “insight”, mà chưa chắc nhiều người muốn hiểu.

Những con số toán học

Quay lại câu chuyện bằng con số toán học để trực quan.
Khoa học sẽ dễ dàng giúp lý trí của bạn chiến thắng cảm xúc hơn triết học:
  • Giả thiết tối thiểu là bạn đã gây mích lòng cho 1% khán giả của KOL (trên thực tế nó là những con số hơn thế nhiều nhé)
  • Giả thiết KOL đó có khoảng 10k fans (thường thực tế thì cũng cao hơn nhiều)
Vậy bạn đã “vô tình” làm mích lòng một vòng bảo vệ có tối thiểu:
1%*10.000 = 100 khán giả.
100 khán giả là 100 con người có cá tính, độ tuổi sở thích khác nhau.
Giả sử tiếp trong 100 khán giả đã bị bạn chọc giận này, có 1 người không chấp nhận bỏ qua việc này thì: Bạn sẽ có 1 comment hơi tiêu cực!
1 comment này chính là một dạng “seeding mũ trắng” hoàn toàn tự nhiên. Họ “bắt lỗi” bạn không sai mà. Họ cũng chỉ bình luận không quá khắt khe lắm. Mục đích của họ là để bảo vệ cho thần tượng của họ thôi, họ cũng chẳng muốn làm hại gì tới bạn. Đơn giản là họ cho rằng bạn đã vi phạm giới hạn nên họ cần lên tiếng.
 
Nhưng họ cũng không ngờ tới tác dụng phụ là “seeding dây chuyền” phía sau. Comment của họ cũng giống như một hạt notron “vô tri” mà bạn đã quăng ra lúc đầu. Họ mang trả lại với một động lực kèm theo tương tự.
 
Và cơn sóng bắt đầu từ đây!

Những lớp sóng truyền thông 

Ban đầu chỉ là một cơn sóng nhỏ, dần dần lớp này nối lớp khác và bùng phát thành 1 hiện tượng viral tiêu cực nhanh chóng. Cơn sóng này tới từ nhiều nguyên nhân điển hình như:
1 – Một số bạn trong vòng bảo vệ thương hiệu sẽ thả tim, like cho người nói thay họ. Họ chỉ like tăng sự ủng hộ cho hạt nơron “vô tri”.
2 – Một số bạn trong vòng bảo vệ thương hiệu khi thấy tăng ủng hộ sẽ bình luận nối vào ủng hộ người đã “seeding” tiên phong. Việc tăng tương tác đột biến của vòng bảo vệ này sẽ kéo câu chuyện được lan tỏa tự nhiên. Đây là động lực “bắn phá” ban đầu.
3 – Những người tiếp theo trong cộng đồng fan đang có một tâm lý bực tức sẵn. Có thể họ khó chịu về việc khác trong cuộc sống chứ không phải bạn, vô tình xem thấy cách hành xử của bạn thì họ sẽ bình luận nặng nề hơn nhóm 1&2.
4 – Sẽ có những người “máu nóng”, chẳng quan tâm bạn là ai, cũng chẳng có yêu thích gì với KOLs cũng bắt đầu tham gia. Họ không quan tâm ai nên chỉ xem lướt video, họ xem lướt cả bình luận và họ lên cơn “nóng máu” với thái độ của bạn. Nên họ sẽ lên tiếng để bảo vệ cho công đạo, họ muốn bênh vực người bị “chèn ép” trước thái độ thiếu tôn trọng người khác của bạn. Và họ sẽ tặng cho bạn vài bài giảng đạo lý về cách làm người.
Tâm lý này cùng bản chất như việc cổ vũ bóng đá của một nhóm không yêu thích bóng đá như tui. Khi xem một mình thì sẽ gần như vô cảm, không hò hét ầm ỹ. Còn ra quán cafe hay trực tiếp tại sân bóng thì ngược lại, không khéo là reo to nhất quán. Kiểu chẳng mấy khi mình được “xõa” đấy.
5 – Tiếp theo là nhóm dư luận viên: Sẽ có người thấy việc chẳng đáng gì nên bình luận để xoa dịu đám đông, sẽ có người tranh cãi tiếp về quan điểm của người bình luận trước..
6 – Khi số lượng này đông lên và bắt đầu có dấu hiệu lan tỏa mạnh thì những người đang muốn bênh bạn cũng im lặng dần. Họ sẽ không thích dính dáng vào chuyện không đâu. Họ cũng không muốn nai lưng ra gánh bớt gạch của bạn trong cơn bão đó. Và đúng lý thì bạn phải tự gánh – nhưng bạn nào có sức đó?
7 – Khi áp thấp chuyển thành bão: Khi số lượng người bình luận và share lan tỏa mạnh hơn, bạn có thể sẽ hoảng loạn và có hành động thanh minh hay thể hiện cái tôi thì chuyện đi xa hơn nữa. Hoặc bạn KOLs sẽ ra mặt để xoa dịu đám đông. Đây chính là điểm then chốt để chuyển thành bão. Thay vì tất cả đều cần im lặng để mọi chuyện lắng dần xuống rồi mới … xử lý.  Im lặng và bình tĩnh để nghĩ thông suốt là lựa chọn rất tốt khi có dấu hiệu lên cao trào. Tuy nhiên thông thường chúng ta không lựa chọn như vậy. Bản thân tui cũng rất nhiều lần đã tự thêm dầu vào lửa như vậy.
 
 
Bất kể tiếp theo bạn có tắt kênh hay nói gì thêm thì cơn bão sẽ không tự dừng lại nữa, mà càng lan mạnh hơn. Do …
 
Nhóm số 8 – Một nhóm thuộc Biệt đội “mũ đen” – Đây chỉ là một nhóm trong nhóm “mũ đen”. Họ đã vi phạm quy tắc làm nghề, cũng không đại diện cho những “mũ đen” có bàn tay trắng mà tui quen.
Họ đã đen mũ đen và cả tâm. Đây là cơ hội để họ “đục nước béo cò”. Thuật ngữ gọi là bú fame.
 
Họ cần nhanh chóng câu view kéo về các kênh mới, đây là những nguồn thu béo bở đễ kiếm. Nên cái mồi thơm hớ hênh của bạn sẽ là cơ hội để họ tiếp tục nhân bản theo quy mô cấp số nhân. Thậm chí là để thêm kịch tính thì sẽ cắt ghép video rồi …chạy auto bằng máy.  Họ không quan tâm câu chuyện hay rối ren của bạn, mục tiêu của họ đơn giản chỉ là vỗ béo kênh nhanh lớn một cách bất chấp.
Mồi càng thơm thì họ càng thích. Và câu chuyện của bạn chính là cái mồi thơm đó. Họ là ai thì cũng chẳng ai biết, có thể là hàng chục hàng trăm cá nhân hay đội nhóm ở khắp mọi nơi. Thậm chí là ở cả nước ngoài.
Và câu chuyện bé nhỏ của bạn đã đi rất xa rồi!
Một hạt nơtron nhỏ bé đã tạo ra một thảm họa.
 
Nó đã ngoài khả năng xử lý của hầu hết quy mô của cá nhân hay tổ chức. Kể cả pháp lý vào cuộc thì cũng không giúp bạn được đáng kể. Và thường thì những chuyện không có tác động đến an sinh xã hội sẽ ít được hỗ trợ. Trừ khi bạn chủ động nhờ trợ giúp.
Với biệt đội tạo sóng kể trên, bạn có muốn bỏ tiền ra “mua chuộc” thì cũng không thể. Cơn sóng đó đã lan quá rộng, nhân bản và lan tỏa nội dung mọi tầng, mọi kênh. Lượng người theo dõi câu chuyện lúc này không phải là 10k theo ban đầu mà có thể là gấp hàng trăm lần.
Và thời gian lan tỏa chỉ trong vài ngày tới một tuần, dư âm thì còn … đọng mãi. Có lẽ ít nhất đó là một vết sẹo lớn trong đời bạn.

KẾT QUẢ CỦA NHỮNG CƠN SÓNG “VIRAL”

Có lẽ không cần chia sẻ điều này. Nhưng tui sẽ mô tả để bạn hình dung nếu chưa trải qua hay chưa để tâm tới.
Bạn hay nhãn hàng của bạn sẽ bị 1 áp lực tâm lý vô cùng bất ngờ. Đó là 1 cú sốc lớn đến quá nhanh không kịp nghĩ ra biện pháp nào. Có thể bạn bè người thân của bạn cũng bị kéo theo vào cuộc và cùng chịu áp lực đó.
Phần tệ hơn tiếp theo là nhãn hàng của bạn sẽ bị đưa vào blacklist trên mọi mặt trận. Từ bom hàng của biệt đội “sao đỏ online”, tới vỡ hợp đồng với nhà máy.
 
Thiệt hại kinh tế có thể chỉ một lần này là hoàn toàn đủ để nhãn hàng “bay màu” luôn. Nếu có nền tảng vững thì cũng là thiệt hại không hề nhỏ. Nếu nền tảng yếu thì thậm chí bạn còn đầm đìa trong nợ nần sau khi bão tan. Ngoài ra còn thêm sự hủy hoại cả thương hiệu mà doanh nghiệp đã vất vả xây dựng trong hàng năm trời. Những kết cục tệ có thể còn chưa nêu hết nổi.
Chỉ tóm tắt đó là một thế giới màu đen quanh bạn, cả vật chất lẫn tinh thần đều sụp đổ.
 
Nhưng… bạn buộc phải bình tĩnh, nếu muốn cứu vãn thậm chí lật ngược tình huống.
 
Sẽ không ai bảo vệ bạn nổi lúc đó, trừ chính bạn!
 
Vậy việc bạn cần làm lúc bình yên là gì?
Hãy trang bị cho mình kiến thức chống rủi ro đó.
Hãy dự phòng cho mình một cái “bảo hiểm” như hệ thống PCCC ở mọi nơi quanh bạn.
Nó không hề đắt, thậm chí còn không mất phí!
Đó là kiến thức để xử lý vấn đề.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *