fbpx

Những thắc mắc ngớ ngẩn

NHỮNG THẮC MẮC NGỚ NGẨN

AI MÀ BIẾT TRƯỚC ĐƯỢC TƯƠNG LAI

Mong muốn về sự hoàn hảo ngay từ đầu là một rủi ro cực kì lớn cho dự án kinh doanh của bạn. Đây là một kinh nghiệm xương máu đã phải trả giá rất đắt của tôi. Nó sẽ làm bạn mất … hàng tỷ đồng được móc ra từ …chính sự thành công đáng lẽ nằm trong túi của bạn – khi dự án được triển khai có khoa học.

Nếu đã biết tương lai là một thứ không lường trước được, vậy tại sao không học trước hết các bài học của những người đã đi trước? 

Nhưng thắc mắc ngớ ngẩn

NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ

Mong muốn về sự hoàn hảo ngay từ đầu là một rủi ro cực kì lớn cho dự án kinh doanh của bạn. Đây là một kinh nghiệm xương máu đã phải trả giá rất đắt của tôi. Nó sẽ làm bạn mất … hàng tỷ đồng được móc ra từ …chính sự thành công đáng lẽ nằm trong túi của bạn – khi dự án được triển khai có khoa học.
Cái giá này sẽ không có nhiều người biết, vì nó ẩn chứa trong tương lai.
Họ thường ngụy biện sai lầm bằng câu “ai mà nói trước được điều gì ở tương lai”. Câu đó hoàn toàn đúng! Nhưng với những người đã có nhiều trải nghiệm va vấp, thì năng lực “tầm nhìn chống rủi ro ” là một năng lực … biết trước sẽ có thể mất gì để mà tránh ra từ đầu.
 
Như việc bạn đi qua một cái ổ gà và đã bị vấp té vì thiếu chú ý. Lần sau bạn sẽ thấy được dấu hiệu của ổ gà đó từ xa để tránh và… không mất gì thêm. Còn người chưa trải qua, cũng không biết lắng nghe thì … sẽ mất! Sự chênh lệch đó là cái mà bạn tiết kiệm được.
 
Ít nhất là đỡ được sự lãng phí thời gian của nhiều năm mày mò, thay vì tận dụng được sự vấp ngã của người khác để biết.

NẾU BIẾT TƯƠNG LAI KHÔNG THỂ LƯỜNG TRƯỚC

Trong cuộc sống chúng ta luôn có quá nhiều chữ nếu.
  • Nếu biết tương lai là một thứ không lường trước được, vậy tại sao không học trước hết các bài học của những người đã đi trước?
  • Nếu biết trước sẽ gặp thử thách, tại sao không rèn luyện năng lực ứng phó sớm?
  • Nếu biết những vấn đề thường gặp trong công việc, tại sao ra không học ngay từ ngày đầu?

Cha ông thường hay nhắc nhở bằng một câu: “Đừng để mất bò mới lo làm chuồng”. Tôi nghĩ chỉ cần như vậy là đủ! Nếu biết những người đi trước thường vấp té ở những chỗ nào, thì tại sao mình không liệt kê những điểm đó ra để … tránh. 

NHỮNG BÀI HỌC ĐẾN TỪ QUÁ KHỨ

Tôi có thể không biết được hết sự thành công của các doanh nhân thành đạt trên thế giới đến từ đâu. Nhưng những cái vấp ngã của họ trong những bước đi đầu tiên thì … tôi luôn nghiền ngẫm rất kĩ và nhớ như in trong đầu.
 
Thứ tôi luôn để tâm là lý do gì mà họ vấp vào, và họ đã làm gì sau đó, còn tôi không bận tâm về thành quả khi họ đã thành công!
 
Tôi thường đặt những câu hỏi “ngớ ngẩn” như:
  • Tại sao ngày đó “vua dầu mỏ” lại dám nhận khống đơn hàng với ông vua “đường sắt” khi công ty đang … bên bờ phá sản.
  • Tại sao một con kiến có thể ép một con voi … vào thế chấp nhận đàm phán? Ở thời điểm đó, công ty của John D. Rockefeller khác nào con kiến. Đó liệu có phải là một quyết định … lịch sử đã làm nên một tỷ phú hàng đầu thế giới. 
  • Tại sao “vua thép” ngày đó lại có thể kéo dậy được đế chế ngay trong bên bờ vực? Rồi sau đó từng bước thâu tóm thị trường?
  • Tại sao ông “Mark tóc xoăn” lại tạo ra được một đế chế như thế này từ trên giảng đường ĐH?
  • Tại sao Alibaba lại chiến thắng được một ông vua khác là Amazon? Tại sao Jackma đủ kiên trì để vượt qua hàng trăm thất bại ban đầu?
  • Tại sao Space X lại có thể là công ty tư nhân đầu tiên trên thế giới vượt qua hàng trăm tổ chức chính phủ, đưa ra một công nghệ không ai tin nó sẽ thành hiện thực – mà nay đã là hiện thực?
  • Tại sao vị tỷ phú đó dám đem hết tài sản để đánh cược vào lần thử nghiệm thứ 3, sau 2 lần thất bại thê thảm?
  • Tại sao khi tất cả những chuyên gia về hàng không vũ trụ thời điểm đó đều lên tiếng chê cười mà ông vẫn dám theo đuổi?
  • Động lực nào giữ cho ông chủ của X không sụp đổ tâm lý để tiếp tục cuộc cá cược ở quy mô đó?
  • Tại sao ông chủ của Vin Group lại có thể gây dựng thành công một nhà máy ở Ukraina, cạnh tranh sòng phẳng với Tây, ép cho tập đoàn lớn Phương Tây phải quằn quại với một nguồn vốn nhỏ bé?
  • Tại sao một doanh nghiệp nhỏ bé như IKEA có thể thống trị nhanh chóng toàn cầu chỉ sau vài năm – khi mà ban đầu ai cũng cười chê đó là một ý tưởng điên rồ?
  • Tại sao Oppein có thể nhanh chóng mở rộng hàng trăm ngàn cửa hàng với xuất phát điểm của một người chủ đang … vỡ nợ?
  • Tại sao một nền tảng bán hàng có thể bứt tốc mạnh mẽ trong 1 năm, để vượt xa các đàn anh đi trước cả chục năm như “tóp mỡ”?
TẠI SAO VÀ … TẠI SAO?
 
Tôi đã có hàng trăm câu hỏi tại sao “ngớ ngẩn” như trên.  Tôi bắt đầu quan sát từ những ngày mới chập chứng khởi nghiệp và luôn tự lần mò tìm kiếm câu trả lời. Đương nhiên tôi cũng như bao người, làm gì có quỹ thời gian đủ thảnh thơi để … ngồi tìm hiểu. Đó chỉ là một thắc mắc mà khi rảnh thì sẽ đọc hay xem phim tài liệu. Tôi xem đó là một việc “giải trí” – phần thường cho chuỗi ngày căng thẳng trong núi công việc. 
 
Tôi nhận ra không có một công thức chung hay lối đi riêng nào mà không phải trả giá cả bạn nhé! Chúng ta không thể học cách xử lý vấn đề đó được. Vì hoàn cảnh khác nhau thì cách thức khác nhau.
Nhưng … rất may, họ đều có xuất phát điểm giống tôi và bạn!
 
Và những gì tôi tôi đúc kết đó là sự tinh gọn, đóng gói về mặt tư duy ra quyết định.
 
Tôi không chia sẻ phương án xử lý vấn đề. Mà tôi đóng gói cách … ngăn chặn trước vấn đề. Đó là một trong những bài học mà tôi đã rút ra được. Một vấn đề khi đã phát sinh ngày hôm nay so với quá khứ của mỗi người đã là hoàn toàn khác nhau. Nên càng không thể ứng dụng cách xử lý của người khác vào bản thân mình. Đó là lý do mà mọi lời khuyên đều chỉ có tác dụng để tham khảo.
 
Tại thời điểm bạn phải ra một quyết định khó khăn nào đó, bạn phải dựa trên một bộ quy tắc của bản thân. Đó là thứ duy nhất giúp bạn giữ được lộ trình. Nó có thể không đúng nhất, không hoàn hảo nhất, nhưng tôi hoàn toàn tin nó giúp cho an toàn và tiết kiệm thời gian hơn cả. Bộ quy tắc đó phải được tinh gọn tối giản hết mức có thể. Và đó là một nguyên lý của mô hình 6V – 6 vòng tròn xung quanh Founder. 
 
 

MỘT MÔ HÌNH TỐI GIẢN – 6V

Mô hình 6V không giúp bạn xử lý vấn đề, mà giúp bạn chặn đứng vấn đề ngay từ khi dự án còn ở trứng nước. Đó không phải là một bản kế hoạch kinh doanh, mà nó bao hàm tất cả những gì xung quanh một người. Mô hình 6V cũng không phải là một công thức cố định máy móc, mà là một nguyên lý bất biến.
 
  • Ở quy mô rộng, mô hình 6V tượng trưng cho sự tác động của một người tới xã hội và những gì xã hội tác động ngược lại người đó. 
  • Ở quy mô vừa, mô hình 6V phản án lên cách bạn tạo ra sản phẩm dịch vụ khác biệt và tác động ra thị trường, sau đó là những tác động của thị trường lên tư duy của bạn. 
  • Ở quy mô hẹp, mô hình 6V sẽ là bản đồ phát triển bản thân và quảng bá “cá tính” của bạn để kết nối với cộng đồng. Sau đó là những gì cộng đồng tác động lên sự đình hình cá tính đó. Đó là một bản chất mở rộng của câu “mây tầng nào gặp gió tầng đó” .
 
Tưởng như việc quyết định về lựa chọn nào đó là một việc đơn giản, nhưng … theo kinh nghiệm của tôi thì có vẻ ngược lại. Tâm trí của chúng ta thường hay lạc đường do … bản đồ không rõ ràng. Và trong mô hình 6V sẽ giúp việc “lựa chọn” được thấu suốt trên toàn lộ trình.  Giống như tại sao bạn lại chấp nhận một cuộc hẹn này, mà lại từ chối một cuộc hẹn kia? 
 
Bình thường bạn sẽ để bản năng quyết định, nhưng bạn không lý giải được điều đó. Với mô hình 6V, tất cả đều có thể lý giải, đó là 6 vòng tròn xung quanh mỗi cá nhân. 
  • Trong khóa học về Marketing tổng thể, tôi sử dụng nó cho mục đích Business. Và triết lý trong đó bao hàm cả tư duy sản phẩm mà Seth Godin đã nhắc tới với tựa đề “Con bò tía”. Nhưng đó chỉ là vòng tròn … số 2 và cách lựa chọn vòng tròn số 3 để lan tỏa
  • Mô hình 6V còn bao hàm rộng hơn thế, đó là những quy tắc ở vòng tròn số 4 & 5. Nó mô tả cách thức tác động lan tỏa của V3 lên V5. Đó cũng là cách thức cây đại thụ trong làng Marketer thế giới là Sergio Zyman thường triển khai để xây dựng Brands. 
  • Còn vòng V6, hiển nhiên không thể nhắc tới tư tưởng của “cha đẻ” Marketing hiện đại là Philip Kotler – Với trách nhiệm xã hội của Marketing
  • Nhưng nó … không chỉ dừng lại như thế. Mô hình V6 đại diện cho sự chuyển dịch tác động 2 chiều: Marketer tác động tới nhu cầu và nhu cầu cũng tác động tới marketer. Đó là một vòng lặp bất tận!

Và điểm đặc biệt nhất khi tôi vẽ ra mô hình này đó là … sự tối giản. Để cô đọng tất cả những bài học lớn nhỏ vào một mô hình … dễ nhớ, dễ ứng dụng. Bạn không thể đem hàng tá cuốn sách lý thuyết để đưa vào một chiến dịch … nhỏ được. Ngay cả với những chiến dịch quy mô lớn, việc đó cũng … vô cùng rối.  Bạn cần có một thứ gì đó có quy tắc dễ nhớ mà đủ sự biến hóa và linh động. 

Lúc tôi ngồi vắt kiệt sức cũng không thể cô đọng được những lý thuyết để ứng biến, tôi nhớ lại một câu chuyện thủa đi học. Đó là bảng tuần hoàn hóa học phiên bản Việt hóa “Khi o Cần May Áo Giáp Sắt Nhớ Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Ấu

Thật sự không biết ai đã sáng tạo ra câu này để cứu cho trí nhớ của hàng triệu học sinh khối A. Nó thật tuyệt vời! Và bản chất của mô hình 6V cũng như vậy, đó phải là sự tinh gọn có thể giải thích được một cách khoa học, có hệ thống để ứng dụng vào công việc. Mô hình đó dễ nhớ và ai cũng sử dụng được, nhưng đằng sau đó là cả bộ quy tắc có khoa học. Và nó sẽ được dùng khi ra quyết định chiến lược, để lý giải cho các quyết định một cách thuận tiện.  

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *