Mô hình Marketing 6V là gì?
Marketing 6V là một quy trình Marketing tổng thể tối giản, được đặc trưng bởi 6 vòng tròn xung quanh một cá nhân sáng lập. Đó là sự định hình nên sản phẩm, thương hiệu hay văn hóa doanh nghiệp từ chính cá tính của nhà sáng lập. Bản chất của mô hình 6V là một lộ trình từ khi bắt đầu tới quy mô mở rộng và tác động tuần hoàn ngược lại. Mô hình này được sắp xếp khoa học để tối giản các lựa chọn. Giúp cho các nhà quản trị, Freelancer hay nhóm khởi nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định tối ưu, thuận tiện truyền thông, tinh gọn bộ máy và tiết kiệm chi phí. Điểm đặc biệt là mô hình 6V đảm bảo được khả năng mở rộng, dễ dàng nhân bản không giới hạn một cách bền vững.
Ý tưởng phát triển của Marketing 6V
Mô hình này được tôi phát triển từ ý tưởng xây dựng thương hiệu đa kênh tối giản, đúc kết từ trải nghiệm và các bài học sau nhiều năm tự xây kênh. Mô hình này sẽ không giúp trả lời câu hỏi nên chọn phương án nào phù hợp khi xây kênh, mà trả lời cho thắc mắc: “Tại sao lại chọn phương án đó?” Sau đó tôi nhận ra rằng mọi quyết định trong kinh doanh hay marketing đều … bắt nguồn từ một cá tính khác biệt tự nhiên. Nên tôi đã thử mở rộng mô hình này thành một lộ trình định hướng cho tất cả các công việc trong kinh doanh, thậm chí là đời sống và thử phân tích thì … hoàn toàn khả thi. Và từ đó tôi tinh gọn lại thành một mô hình tối giản để có thể “dĩ bất biến ứng vạn biến” cho các hoạt động kinh doanh, khởi nghiệp.
Phân loại 6 yếu tố và cách sắp xếp trong mô hình Marketing 6V
Mô hình 6V là một quy trình Marketing tổng thể tối giản, được đặc trưng bởi sự phân loại và cách sắp xếp 6 vòng nhân sinh quan – các mối quan hệ xung quanh một nhà sáng lập. Bản chất trong mô hình là sự sắp xếp tác động trực tiếp và gián tiếp, không phải là cách lựa chọn công cụ như quảng cáo, truyền miệng, hay digital marketing. Và xung quanh một nhà sáng lập hay lãnh đạo doanh nghiệp thường có … vô số mối quan hệ phức tạp. Điều này dẫn tới việc khó đưa ra một quyết định phù hợp và thường phải dựa theo cảm tính, dẫn tới có thể đưa ra những chiến lược sai lầm. Dưới đây là cách phân loại 6 yếu tố xung quanh nhà sáng lập của mô hình 6V, tronng mỗi vòng tôi sẽ minh họa bằng hai ví dụ cụ thể:
1 – Vòng V1: Sản phẩm dịch vụ
Trong sự nghiệp kinh doanh của một người thì có thể … có rất nhiều sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ là yếu tố duy nhất trong 6 vòng không phải là mối quan hệ, nhưng được tạo ra để đáp ứng các mối quan hệ tiếp theo. Và thông thường, sản phẩm dịch vụ đó đều được phát triển từ cá tính của nhà sáng lập, dù là mua đi bán lại hay sáng tạo phát triển ra.
Ví dụ 1: Bạn thích đi du lịch, có sự am hiểu về lĩnh vực du lịch bằng trải nghiệm của bạn thân, thì rất có thể bạn sẽ chọn du lịch là lĩnh vực kinh doanh. Hoặc tối thiểu bạn chọn trở thành một Blogger chuyên viết chia sẻ về trải nghiệm du lịch. Bởi có thể bạn không giỏi kinh doanh, nhưng bạn lại là một chuyên gia trải nghiệm nhờ sở thích đó.
Ví dụ 2: Tôi thích Marketing, nên dù làm tại bất kỳ vị trí nào thì cũng đều thích ôm việc Marketing về để mày mò thêm. Và khi làm khởi nghiệp thì các phần công việc Marketing nghiễm nhiên sẽ được đồng đội giao phó về cho tôi. Khi tôi xây dựng kênh Blog chia sẻ thì cũng viết rất nhiều về lĩnh vực Marketing. Rồi từ đó tôi mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ để kinh doanh cũng liên quan tới Marketing như các khóa đào tạo huấn luyện tại Blog này.
2 – Vòng V2: Mối quan hệ với đội ngũ: cộng sự, nhân sự, đối tác xung quanh nhà sáng lập
Dù bạn phát triển một công việc kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp hay hoạt động độc lập như một Freelancer thì đều sẽ luôn có các mối quan hệ thân cận này. Đó có thể là các nhà đồng sáng lập, cổ đông đầu tư vốn, nhân sự, trợ lý, đối tác. Đây sẽ là những người đầu tiên tiếp nhận ý tưởng kinh doanh của bạn.
Ví dụ: Bạn có thế mạnh năng lực về tin học văn phòng với những kỹ năng điêu luyện và sở hữu kỹ năng truyền đạt điều đó cho người khác dễ dàng. Tuy nhiên ban đầu bạn chưa đủ tự tin để vận hành thành một mô hình kinh doanh, bạn sẽ chia sẻ với những người bạn, những cộng sự khác. Khi có một người chung ý tưởng với bạn, họ sở hữu kỹ năng phát triển kinh doanh thì sẽ hợp tác với bạn để triển khai “dịch vụ đào tạo” của bạn. Từ đó, các bạn lan tỏa và tìm kiếm thêm các nhân sự hỗ trợ công việc để mở rộng phát triển mô hình kinh doanh. Và đội ngũ này chính là vòng V2, nơi sẽ hỗ trợ lan tỏa thông điệp của sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu.
3 – Vòng V3: Tập hợp mối quan hệ với khách hàng giao dịch.
Vòng V3 là tập hợp các khách hàng giao dịch với doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này sẽ có tác động ảnh hưởng rất lớn tới hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Bởi đây là những người đầu tiên tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của bạn. Vòng V3 và V2 tiếp xúc gần với nhau để biểu thị tầm quan trọng của đội ngũ nhân sự và khách hàng. Khi nhìn theo lộ trình giao tiếp này sẽ hiểu được tầm quan trọng của truyền thông nội bộ. Nếu vòng V2 tiếp nhận thông tin không đủ thì vòng V3 cũng khó có thể có đủ thông tin.
4 – Vòng V4: hệ sinh thái – hội nhóm của doanh nghiệp
Vòng V4 là tập hợp đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp. Đây là một network hợp tác cộng sinh xung quanh doanh nghiệp, bao gồm cả những khách hàng đầu tiên, các mối quan hệ của đội ngũ lẫn những người yêu thích văn hóa của doanh nghiệp. Hệ sinh thái này sẽ thường xuyên “giao dịch” lẫn nhau bằng việc trao đổi thông tin, sinh hoạt chung, sẵn sàng giới thiệu gia tăng khách hàng “giao dịch” cho doanh nghiệp của bạn. Đặc trưng bằng câu: “Buôn có bạn, bán có phường.” Đặc trưng của hệ sinh thái là mở rộng truyền thông quảng bá cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái và bán chéo sản phẩm của nhau.
Đặc điểm của vòng V4 là phải có một bộ quy tắc win – win – win được đặt ra trước giữa các doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Chợ truyền thống. Tiệm bán rau và tiệm bán thịt không liên quan, không cạnh tranh lẫn nhau, nhưng cùng phục vụ một khách hàng đi chợ. Nếu thông tin giao tiếp của 2 tiệm được liên thông với nhau thì khi mua rau, nếu khách hỏi về thịt thì chị bán rau sẽ giới thiệu qua anh bán thịt và ngược lại. Như vậy khách hàng sẽ rất vui vẻ và việc bán hàng cũng thuận tiện hơn.
Ví dụ 2: Cộng đồng các phố của người Hoa như phố bán thuốc, hay 36 phố phường Hà Nội, ở mỗi phố là một hệ sinh thái, tuy cùng ngành nhưng bên trong mỗi doanh nghiệp có tính chất riêng mà doanh nghiệp khác không có.
Ví dụ 3: Mối quan hệ của T Marketing và các doanh nghiệp hợp tác cộng sinh: T Marketing cung cấp dịch vụ đào tạo nhân sự, và 1 đối tác của T Marketing khi cần nhân sự, thì có thể tìm kiếm ở ngay trong vòng V4. Khi đó các bên đã có sự tin tưởng và hiểu biết nhất định về nhau, cung cấp bổ sung một dịch vụ để đáp ứng thêm nhu cầu của khách hàng. Khi T Marketing cần 1 case study để minh họa thực tiễn cho học viên thì đối tác này sẵn sàng cung cấp môi trường và dữ liệu phù hợp để thực tập.
Hệ sinh thái có thể bao gồm các khách hàng đã giao dịch, đội ngũ và các mối quan hệ xung quanh doanh nghiệp. Để có vòng V4 thì các doanh nghiệp bắt buộc phải tạo kết nối với nhau, như xây dựng các kênh chăm sóc, các tài nguyên và hoạt động hỗ trợ sinh hoạt cộng đồng, và một luật chơi công bằng chung. Các cộng đồng này có thể không phải cộng đồng công khai mà chỉ là hội nhóm của các doanh nghiệp dành riêng cho các mối quan hệ liên quan tới mình. Bản chất V4 phải là một hệ sinh thái cộng sinh, tương hỗ phát triển vì lợi ích chung.
5 – Vòng V5: Khách hàng tiềm năng
Vòng V5 tượng trưng cho nhóm khách hàng tiềm năng có thể đã biết hoặc chưa biết tới doanh nghiệp của bạn. Họ có nhu cầu hiện hữu hoặc nhu cầu tiềm ẩn chưa được khai thác, và nhóm này có mặt … ở khắp mọi nơi. Và một yếu tố vô cùng quan trọng đó là nhóm V4 sẽ có tác động mạnh mẽ lên tâm lý của nhóm V5. Tức là nhóm V3 của doanh nghiệp này có thể là nhóm V5 của doanh nghiệp kia trong hệ sinh thái.
Ví dụ: Nếu một học viên của tôi (V3a) là một tiktoker nổi tiếng, sau khi học thì bạn tham gia cùng trong hệ sinh thái của chúng tôi, bao gồm cả các học viễn lẫn doanh nghiệp hợp tác (vòng V4). Khi đó, bạn cũng vận hành doanh nghiệp riêng của bạn bán hàng trên Live (V3b) – Vì chúng tôi cùng hệ sinh thái nên thỉnh thoảng bạn chia sẻ thêm bên lề cuộc sống của bạn trong các video hay phiên line. Như vậy nhóm V3b và Nhóm V5b (khách hàng tiềm năng) của bạn sẽ biết tới hệ sinh thái, và có thể cũng biết tới doanh nghiệp của tôi. Do đó nhóm V3b và V5b này cũng chính là vòng V5 của tôi. Ngược lại, trong vòng V3a của tôi có rất nhiều mối quan hệ khác, khi tôi giới thiệu tới bạn thì các mối quan hệ này sẽ thuộc vòng V5b, và nếu có sự phù hợp thì họ sẽ mua, chuyển qua vòng V3b của bạn (và cả V3a) của tôi, tất cả các khách hàng cùng hưởng sự chăm sóc hay nhận chia sẻ thông tin của vòng V4.
Ví dụ minh họa: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng, công ty bán bất động sản là một liên minh trong hệ sinh thái V4.
Khách hàng của công ty BĐS A khi cần trả góp thì làm việc với Bank B, Bank B liên minh với bảo hiểm C nên có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng với mức giá rẻ hơn, hoặc nhiều ưu đãi hơn do cả 3 bên giảm được chi phí marketing. Quan trọng hơn là sự lan tỏa mở rộng trong vòng V5 lớn hơn >>> Khách hàng của ngân hàng B (V3B) là V5A của BDS A và V5C của Bảo hiểm C.
Minh họa trên là về lý thuyết, còn thực tiễn hầu như các doanh nghiệp trong ví dụ trên chưa phải là hệ sinh thái V4 vì … chưa phải là quan hệ cộng sinh. Cách vận hành của mối quan hệ này trên thực tế khiến khách hàng khó chịu, nhưng đó là do cách vận dụng, còn bản chất ban đầu thì đó là sự hợp tác khá thông minh, để cùng đáp ứng nhu cầu và lợi ích cho cùng 1 khách hàng. Nếu ngân hàng không bắt buộc (lý thuyết luật thì không cho phép) thì khách hàng được quyền chọn mua bảo hiểm hoặc không. Và vì những xử lý riêng tư của một đơn vị không phải là ý chung của 3 bên nên mối quan hệ đó chưa đúng quy tắc của V4.
6 – Vòng V6: Cộng đồng xã hội.
Vòng V6 này … rất rộng lớn. Đó là thể hiện cho xã hội xung quanh, cho đất nước hay các quốc gia khác. Và vòng V6 có tác động rất lớn tới V1 ngay từ bước đầu tiên. Đó là các định hướng cam kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như CSR (Cororate social responsibility)
Đây là các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, sự phát triển bền vững và thể hiện tầm nhìn của nhà sáng lập. Có rất nhiều doanh nghiệp khi mới khởi nghiệp bỏ qua vòng V6, dẫn tới có rất nhiều quyết định chiến lược làm lệch hướng sứ mệnh ban đầu. Có các bộ quy tắc về trách nhiệm này như một chuẩn mực quốc tế được công nhận như ISO 26000, TBL đối với liên hợp quốc. Trong đó ngọn tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện 4 yếu tố từ trên xuống như sau: Trách nhiệm nhân đạo, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm luật pháp, trách nhiệm kinh tế.
Cá nhân tôi thì vòng V6 này tối giản bằng một trách nhiệm: Đó là trách nhiệm đạo đức (trách nhiệm này đã bao gồm cả nhân đạo, môi trường, luật pháp, tinh thần dân tộc và trách nhiệm kinh tế.) Đạo đức là một phạm trù triết học riêng biệt hướng tới sự nhân văn, hòa bình và tự chủ.
Tác động hai chiều trong Marketing 6V
Một tính chất quan trọng trong mô hình Marketing 6V đó là tác động 2 chiều tuần hoàn liên lục.
- Chiều thuận: Sự tác động từ cá tính của founder tới thế giới: Nhà sáng lập > Sản phẩm Dịch Vụ > Đội Ngũ > Khách hàng > Hệ Sinh Thái > Khách hàng tiềm năng > Xã hội
- Chiều nghịch: Xã hội > Khách hàng tiềm năng > Hệ sinh thái > Khách hàng giao dịch > Đội ngũ > Sản phẩm > Nhà sáng lập.
Ví dụ: Khi nhà sáng lập bắt đầu muốn kinh doanh quan tâm tới nhóm V3 (thị trường ngách) hoặc V5 (Thị trường rộng) nên các sản phẩm dịch vụ ban đầu đáp ứng sự cạnh tranh kém. Tuy nhiên khi mở rộng phát triển tới vòng V6, doanh nghiệp bắt đầu nhận thức trách nhiệm và điều chỉnh về sản phẩm dịch vụ. Từ bước điều chỉnh thì nhân sự (V2), tập khách hàng (V3) ít nhiều cũng thay đổi. Dần dần trong sự phát triển của doanh nghiệp thì luôn đồng hành với xu hướng của xã hội (vừa tạo ra nhu cầu mới và vừa đáp ứng nhu cầu đã có)
Ngược lại, với một doanh nghiệp “truyền thống” thì sản phẩm dịch vụ thường ít thay đổi, có thể 5-10 năm vẫn kinh doanh một sản phẩm mà không có sự cải tiến đáng kể. Do đó tập V3 không phát triển, V5 cũng thường không mở rộng hơn (do yếu tố mờ nhạt của thương hiệu dẫn tới khó tiếp cận được tới V5)
Vậy khi doanh nghiệp muốn “chuyển đổi số” hay chuyển đổi mô hình sáng tạo, là nên được hiểu chuyển đổi tầm nhìn về những xu hướng thuộc vòng V6. Khi đó doanh nghiệp sẽ có các bước cải tiến từ ý thức bên trong, tới V1 (SPDV), V2 (đội ngũ) và dịch chuyển dần nhóm khách hàng. Đa số doanh nghiệp hiện nay đang dùng từ chuyển đổi số nhầm lẫn là một hình thức của Digital Marketing. Trong khi đó chỉ là một … công cụ trong các hình thức.
Ứng dụng mô hình Marketing 6V vào khởi nghiệp
Mô hình Marketing 6V khi ứng dụng vào khởi nghiệp rất … tinh gọn và đơn giản. Tất cả các công cụ không có nhiều thay đổi đáng kể nhưng cần thay đổi tầm nhìn từ bước khởi đầu.
Tiếp theo, trong quy mô tiếp cận thì cần định vị được ngách khách hàng giao dịch chính xác (Là nhóm khách hàng có sức ảnh hưởng tới V5)
(bài chi tiết còn cập nhật)…
Ứng dụng xây dựng thương hiệu
(bài chi tiết còn cập nhật)…
Kết luận
(bài chi tiết còn cập nhật)…