fbpx

Làm kinh tế là một sứ mệnh của doanh nhân

kinh tế – Một Sứ mệnh của doanh nhân.

Làm kinh tế – Sứ mệnh của doanh nhân?

Những người chọn theo sự nghiệp kinh doanh là những người đang đóng góp cho nền kinh tế. Kinh tế là “kinh thế tế dân” – xưa kia là việc của kẻ sĩ, đứng đầu trong sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội phong kiến xưa, đó là trách nhiệm của những nho sĩ. Những doanh nhân thời nay là “thương” hay là “sĩ”, là do sứ mệnh trong lựa chọn. 

sứ mệnh của một doanh nhân

Nho sĩ liệu có là một tư tưởng cổ hủ trong thời nay

Nhiều người lầm lẫn việc thời đại ngày nay đã khác xưa, nên nho sĩ chỉ là tư tưởng “cổ hủ” của quá khứ, chỉ thời phong kiến mới có.
Đã là tư tưởng thì có thể vượt mọi thời đại, mọi không gian địa lý! Đã từng có một nho sĩ không phải là Đảng viên được đề cử giữ chức vụ quyền chủ tịch chính phủ của Việt Nam. Và danh sĩ đó đã được chính Bác Hồ đề cử khi Bác có nhiệm vụ cần đi xa. Bạn có biết đó là ai không?
 
Sự lầm lẫn trong tư duy tới hành động lầm lẫn. Văn hiến là tài nguyên vô giá lại lầm tưởng là sự … cổ hủ.
tượng Khổng Tử - Nho giáo

Nho giáo không phải là … tôn giáo.

Nho giáo tạm hiểu là đạo Nhân, là đạo làm người, là đạo đức sống với nhau ở đời và hợp với lẽ tự nhiên. Có 15 đức tính làm khuôn vàng thước ngọc. Thời nào cũng khó áp dụng theo chứ không chỉ ở thời nay. Khó là bởi khó vẹn toàn! Nho giáo chú trọng vào đạo học, không phải là “tôn giáo” theo cách hiểu phổ thông. 
 
Nhưng Nho Giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù có nhận ra hay không, thì mỗi suy nghĩ, hành động đều có nguồn gốc văn hóa từ các tôn giáo ngàn đời. 

Kinh doanh và … tôn giáo thì có gì liên quan nhau chứ

Tôi làm kinh doanh nhưng luôn thích tìm hiểu về các tôn giáo. Có vô số nét đẹp trong các triết lý đó. Bởi trong đó là những triết lý sống đã ngấm sâu trong dòng máu của dân tộc, trong từng nếp sống hàng ngày. Thông qua những câu thành ngữ, tục ngữ truyền đời này sang đời khác. Và sau này tôi hiểu đó là gốc rễ văn hóa Á Đông, một tư tưởng đã giúp mình nhận ra … cá tính của mình. 
 
Khi đó tôi hiểu ra có những triết lý sống mà ngày nay đã bị mai một nghiêm trọng, bởi những cái hiểu biết nông cạn như tôi đã từng. Hễ ai nói gì đó “đạo lý”, sẽ có người nói: “đạo lý quá, về làm giáo dục công dân đi.” Hoặc có bạn sẽ nói: “Mấy thằng hay đạo lý thì thường sống như … phân bón”
 
Tôi không có gì để phản biện lại cả. Vì … tôi cũng từng nói như thế. Đó là khi chưa hiểu lẽ sống, hiểu văn hóa ngàn đời là gì. Nên khi đã hiểu ra cần biết phải thông cảm, chứ không phải đả kích những người trẻ chưa hiểu.
 
Và mục tiêu cuối cùng khi làm kinh doanh phải là để phụng sự xã hội. Đó là tư tưởng làm kinh tế của một kẻ Sĩ “cổ hủ” như tôi. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *