Ý tưởng về kế hoạch kinh doanh tối giản
Lập kế hoạch kinh doanh là một việc rất quan trọng cho cả dự án. Đây không phải là công việc có thể làm qua loa cho có được. Một kế hoạch sai lầm có thể dẫn cả dự án lao xuống vực thẳm. Bạn có thắc mắc vì sao tui lại đề xuất ra ý tưởng này, và liệu có “điên rồ” khi đưa bài học Lập kế hoạch kinh doanh một trang giấy vào trong khóa đào tạo?
Tôi không biết ý tưởng này liệu có “điên rồ” không. Nhưng tôi chắc chắn đây là một chia sẻ hết sức nghiêm túc! Nó đã được đúc kết ra dựa theo kinh nghiệm trên sa trường của tôi và sự quan sát từ các bài học của các chiến lược gia hàng đầu trong lịch sử.
Kế hoạch kinh doanh tối giản là gì?
Kế hoạch loại số một là kế hoạch phác thảo được lập ra ngay sau khi hình thành ý tưởng. Khi lập kế hoạch phác thảo này, sẽ có rất nhiều ý tưởng lướt qua cần được ghi chép lại. Sau đó sẽ được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Đó có thể là các ý tưởng về nhu cầu khách hàng, sản phẩm, chiến lược quảng bá, tuyển dụng nhân sự hay kế hoạch tài chính v.v… Tất cả kết quả tự việc phân tích đó là tiền đề quan trọng cho kế hoạch chính thức. Trong giai đoạn triển khai ý tưởng này sẽ có khối lượng dữ liệu rất lớn. Do đó, tới khi định hình xong ý tưởng thì phải tinh gọn lại toàn bộ kế hoạch, nếu không nhà kinh doanh sẽ … dễ bị lạc đường khi triển khai.
Ba yếu tố cần có trong kế hoạch kinh doanh tối giản
1 – Yếu tố đầu tiên: tính khả thi
Bản kế hoạch được lập ra là để đáp ứng mục tiêu, như vậy cần đảm bảo được yếu tố khả thi. Trong đó chia làm 2 loại: Khả thi lý thuyết và khả thi thực tiễn.
Để hiểu được rõ tôi sẽ minh họa trường hợp như sau: T Marketing nhận thầu một dự án xây dựng Brand lớn, sau đó tuyển dụng thêm 10 nhân sự để vận hành chiến dịch này. Các nhân sự tham gia đều có tài năng và sở trường đáp ứng tốt công việc. Như vậy về mặt “lý thuyết” sẽ là khả thi. Tuy nhiên sau đó các nhân sự đã tuyển dụng không có động lực để triển khai dự án thì trên thực tiễn là … chưa khả thi.